Danh mục sản phẩm
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Xử lý nước thải thủy sản
Kho: Còn hàng
Giá bán: Liên hệ
Liên hệ
I. Tính chất nước thải thủy sản trước xử lý
Nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản nói chung và ngành công nghiệp chế biến cá basa nói riêng không chỉ chứa rất nhiều thành phần chất gây ô nhiễm mà còn với lượng nước thải lớn, nếu không xử lý nước thải thủy sản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống xung quanh, gây mùi hôi thối.
Đặc trưng nước thải ngành chế biến cá Basa: Máu, mỡ cá, BOD, COD, SS, Nito, Photpho cao, …và vi khuẩn.
II. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thủy sản
Hình: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thủy sản
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải thủy sản
- Bể tách dầu mỡ kết hợp lắng 1: Nước thải phát sinh từ khu vực sản xuất được thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải. Bể tách dầu mỡ kết hợp lắng có nhiệm vụ tiếp nhận nước thải, tách lượng mỡ cá nổi trên mặt nước ra, đồng thời bể được thiết kế lắng kết hợp để lắng các cặn bả có kích thước lớn như rác, đất đá, da cá, … tránh gây tắc nghẽn thiết bị xử lý phía sau.
- Bể tuyển nổi (DAF): Bể tuyển nổi (DAF) có nhiệm vụ tuyển nổi các chất lơ lững khó lắng trong nước thải. Máy nén khí được sử dụng tại bể để tạo ra những bông bọt khí kích thước nhỏ, áp lực cao để tuyển nổi các chất lơ lửng trong nước thải. phần bùn nổi được thu riêng ra bể chứa bùn và được đơn vị có chức năng thu gom và xử lý. Phần nước thải được bơm sang bể điều hòa.
- Bể điều hòa: Bể điều hòa giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ trước khi đưa nước thải đến các công trình đơn vị phía sau. Tránh sự biến động về hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học. Tạo điều kiện cho các công trình phía sau ổn định và đạt được hiệu quả xử lý cao.
Để tránh lắng cặn, giảm mùi hôi, ổn định nồng độ sẽ lắp đặt hệ thống thổi khí trong bể điều hòa.
Từ bể điều hòa nước thải được bơm với lưu lượng ổn định vào Bể sinh học kỵ khí.
- Bể sinh học kỵ khí: Nước thải sau khi được điều hòa, ổn định lưu lượng sẽ được bơm dẫn sang bể kỵ khí. Tại đây, nhờ sự phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí, các chủng vi sinh vật yếm khí sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa các chất ô nhiễm trong nước thải thành các chất dinh dưỡng cho tế bào, làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Sau quá trình xử lý kỵ khí, nước thải được dẫn sang công trình xử lý phía sau.
- Bể sinh học thiếu khí :
+ Nước thải sinh hoạt chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng Nito và phót pho, đây là hai chất dinh dưỡng gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa đối với nguồn tiếp nhận và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước nếu không được xử lý phù hợp, do đó cần phải được loại bỏ trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
+ Chức năng chính của bể Anoxic là chuyển hóa NO3- trong nước thải thành N2 phân tử và giải phóng vào không khí qua đó làm giảm nồng độ nitrat. Qui trình khử NO3- diễn ra theo phương trình bên dưới:
- Bể sinh học hiếu khí: Chức năng chính của bể sinh học hiếu khí là chuyển hóa amoni có trong nước thải thành Nitrit và Nitrat. Lượng nitrat sinh ra trong quá trình hiếu khí một phần sẽ được tuần hoàn lại bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitrat, một phần sẽ được giữ lại trong bùn hoạt tính và được lắng lại ở bể lắng sinh học. Quá trình nitrat hóa và khử nitrat sẽ làm giảm nồng độ amoni và nitrat trong nước thải, do đó nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối. Quá trình nitrat hoá được thể hiện theo phương trình bên dưới:
Quá trình khử các chất hữu cơ như BOD và COD được thực hiện cùng với quá trình loại bỏ các chất dinh dưỡng N,P.
- Bể lắng sinh học: Bể lắng sinh học 2 là bể tách bùn sinh học ra khỏi nước sạch sau xử lý.
Hỗn hợp bùn & nước thải rời khỏi bể sinh học hiếu khí chảy tràn vào bể lắng sinh học nhằm tiến hành quá trình tách nước và bùn. Những bông bùn sẽ lắng xuống dưới đáy của bể lắng và được Bơm bùn bơm tuần hoàn về bể Aerotank để duy trì nồng độ bùn hoạt tính khi cần thiết. Nếu lượng bùn trong bể dư thì sẽ bơm xả bỏ bùn vào bể chứa bùn.
Hình: Cấu tạo bể lắng
Phần nước trong tập trung ở bề mặt bể lắng 2, được thu gom bằng hệ thống ống thu nước bề mặt, nước tự chảy vào bể khử trùng.
Phần bùn dư được bơm thải bỏ vào bể chứa bùn, phần nước tách bùn được dẫn tuần hoàn lại bể điều hòa và tiếp tục quá trình xử lý nước thải. Lượng bùn dư sau khi tách một phần nước sẽ được đơn vị thu gom bùn đến để thu mua và xử lý.
- Bể Khử trùng: Phần nước trong sau lắng được thu và dẫn sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng (Chlorine hoặc ozon) được sử dụng để khử khuẩn, tiêu diệt coliform trong nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 11:2008/BTNMT, Cột B.
Nếu quý doanh nghiệp có thắc mắc hoặc có nhu cầu thiết kế thi công, hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH xử lý nước Nguyễn Thế để quý doanh nghiệp có một hệ thống xử lý nước thải hiện đại nhất với giá cả thấp nhất, thời gian hoàn thành dự án nhanh nhất. Chúng tôi đảm bảo rằng sẽ làm hài lòng tất cả quý doanh nghiệp khi đến với công ty chúng tôi.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ NƯỚC NGUYỄN THẾ
Địa chỉ: 648 Đại Lộ Bình Dương, P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, T.Bình Dương
Điện thoại: 0975.006.007
Phòng kinh doanh: 0975.10.14.18
Email: locnuocnguyenthe@gmail.com
Website: xulynuocbinhduong.com