Danh mục sản phẩm
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Xử lý nước thải dệt nhuộm
Kho: Còn hàng
Giá bán: Liên hệ
Liên hệ
I. Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm
Nước thải dệt nhuộm phát sinh hầu hết tất cả các công đoạn sản xuất như hồ sợi, nấu tẩy, tẩy trắng, làm bóng sợi, nhuộm in và hoàn tất.
* Đặc trưng nước thải dệt nhuộm
Với đặc trưng của quy trình sản xuất, nước thải từ công đoạn nhuộm phát sinh với lưu lượng lớn và nhiệt độ cao. Đồng thời, pH nước thải thay đổi liên tục và nhiều tạp chất độc hại, COD nước thải cao, độ màu, kim loại chất ngâm tẩy..., các chất này nếu không được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tiếp nhận, tiêu diệt thủy sinh....
II. Quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Hình: Sơ đồ xử lý nước thải dệt nhuộm
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
- Hố thu gom: Nước thải sản xuất được hệ thống thu gom chảy vào bể thu gom. Nước thải từ bể thu gom được dẫn sang bể điều hòa.
- Bể điều hòa: Có nhiệm vụ tiếp nhận nước thải từ hố thu gom bơm về và ổn định lưu lượng nước thải trước khi bơm sang các công trình xử lý phía sau. Để tạo độ xáo trộn nước thải tại bể và tránh hiện tượng lắng trong bể đồng thời giúp giải nhiệt nước thải trong bể, đĩa thổi khí được lắp đặt tại bể và được sục khí liên tục nhờ máy thổi khí.
- Cụm bể phản ứng - keo tụ - tạo bông:
+ Bể phản ứng: Bể phản ứng có nhiệm vụ tiếp nhận nước thải từ hố thu gom và tiến hành quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ hóa học. Nước thải sản xuất của công ty có pH không ổn định đi vào hệ thống xử lý nước thải, tại bể phản ứng có bố trí thiết bị đo pH tự động (pH controller), pH controller sẽ tự động đo pH nước thải đầu vào của hệ thống, và tự động điều khiển một trong hai bơm định lượng hóa chất để cân bằng pH nước thải theo chỉ số pH đã được cài đặt sẳn tại pH controller. Mục đích của việc điều chỉnh pH trong nước thải theo giá trị đã được định sẳn nhằm ổn định pH nước thải, tăng hiệu quả xử lý của quá trình xử lý bằng phương pháp hóa học, tiết kiệm hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý.
+ Bể keo tụ: Sau khi được nước thải được điều chỉnh pH ở mức 6,5-7,5, nước thải chảy tràn qua bể keo tụ. Hóa chất trợ keo tụ (PAC, hoặc phèn) được pha loãng vào thùng chứa hóa chất, và được bơm định lượng hóa chất bơm định lượng vào bể keo tụ. Để khuấy trộn đều hóa chất keo tụ và nước thải, moto khuấy và cánh khuấy được lắp đặt tại bể để xáo trộn nước thải với hóa chất keo tụ. Nước thải sau khi được xáo trộn đều hóa chất, nước thải chảy tràn sang bể tạo bông.
+ Bể tạo bông: Nước thải sau bể keo tụ chảy tràn sang bể tạo bông, hóa chất tạo bông (polymer) được pha loãng vào thùng chứa hóa chất, và được bơm định lượng hóa chất bơm định lượng vào bể tạo bông. Để khuấy trộn đều hóa chất tạo bông và nước thải, moto khuấy và cánh khuấy được lắp đặt tại bể để xáo trộn nước thải với hóa chất tạo bông. Hóa chất polymer có nhiệm vụ kết dính những bông cặn nhỏ lơ lững trong nước thải sau qua trình keo tụ lại với nhau để tạo thành những bông bùn có kích thước lớn hơn, có khả năng lắng trọng lực.
Nước thải sau khi được xáo trộn đều hóa chất, nước thải chảy tràn sang bể lắng để lắng các bông bùn.
- Bể lắng 1: Sau bể tạo bông, hỗn hợp nước thải và bùn hóa lý được dẫn sang bể lắng bùn. Toàn bộ nước thải được dẫn vào ống lắng trung tâm, ống lắng được bố trí ở giữa bể lắng, dưới tác dụng của trọng lực, các bông bùn lắng xuống đáy bể lắng, phần nước tách bùn được thu gom ở phần máng thu gom ở phía trên.
- Bể hiếu khí: Nước thải từ bể thiếu khí được chảy qua bể hiếu khí. Oxy được bổ sung vào bể thông qua hệ thống phân phối khí được bố trí trong bể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật hiếu khí. Các chất hữu cơ trong nước thải được vi sinh vật hiếu khí sử dụng và phân giải thành các chất dinh dưỡng cho tế bào vi sinh, CO2 và H2O.
- Bể lắng: Nước từ bể sinh học hiếu khí được dẫn sang bể lắng. Bể lắng có tác dụng tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải dưới tác dụng của trọng lực. Bùn hoạt tính sau lắng có hàm lượng SS = 8.000 – 12.000mg/l, lượng bùn này được bơm bùn bơm về bể chứa bùn, một phần được bơm tuần hoàn trở lại bể hiếu khí để duy trì sự ổn định của hàm lượng vi sinh vật và ổn định hàm lượng MLSS khi cần thiết.
Nước trong từ bể lắng chảy qua bể trung gian. Mục đích của bể trung gian là ổn định lưu lượng nước thải trước khi được bơm qua bồn lọc áp lực nhờ bơm áp lực, giúp quá trình lọc đạt hiệu quả cao.
- Bể khử trùng: Nước sau quá trình lắng được dẫn sang bể khử trùng. Hóa chất Khử trùng sẽ được châm vào để khử trùng nước thải trước khi dẫn ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 13:2015/BTNMT, cột B.
Nếu quý doanh nghiệp có thắc mắc hoặc có nhu cầu thiết kế thi công, hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH xử lý nước Nguyễn Thế để quý doanh nghiệp có một hệ thống xử lý nước thải hiện đại nhất với giá cả thấp nhất, thời gian hoàn thành dự án nhanh nhất. Chúng tôi đảm bảo rằng sẽ làm hài lòng tất cả quý doanh nghiệp khi đến với công ty chúng tôi.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ NƯỚC NGUYỄN THẾ
Địa chỉ: 648 Đại Lộ Bình Dương, P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, T.Bình Dương
Điện thoại: 0975.006.007
Phòng kinh doanh: 0975.10.14.18
Email: locnuocnguyenthe@gmail.com
Website: xulynuocbinhduong.com